Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh An Giang

Cổng Thông tin điện tử

VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

tỉnh An Giang

Hướng dẫn về cách tính số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân

Ngày đăng 29/01/2021

Xem với cở chữ : A- A A+
Ngày 26/01/2021, Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia đã có Công văn số 33/VPHĐBCQG-PL về việc cách tính số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân. Theo đó, Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia nhận được đề nghị của Ủy ban bầu cử tỉnh An Giang (Công văn số 05/UBBC ngày 15/01/2021 xin ý kiến hướng dẫn nghiệp vụ công tác bầu cử) đề nghị hướng dẫn về cách tính số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) được bầu ở mỗi đơn vị hành chính căn cứ vào dân số.
Responsive image
 

Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia đã báo cáo với Hội đồng bầu cử quốc gia và xin được thông báo ý kiến của Hội đồng bầu cử quốc gia như sau:

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2019 và Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định cụ thể nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND đối với từng loại đơn vị hành chính: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; xã, phường, thị trấn căn cứ vào dân số, đặc điểm (miền núi, vùng cao, hải đảo) và số lượng đơn vị hành chính trực thuộc, Chẳng hạn:

Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu.

Huyện không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương có từ 80.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 80.000 dân thì cứ thêm 15.000 dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu.

Phường có từ 10.000 dân trở xuống được bầu 21 đại biểu; phường có trên 10 nghìn dân thì cứ thêm 5.000 dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu.

Thực hiện đúng các quy định nêu trên thì nếu số lượng dân tăng thêm (so với mức chuẩn đầu tiên) ở một đơn vị hành chính đáp ứng đủ điều kiện để bầu thêm một đại biểu thì mới được tính thêm một đại biểu vào tổng số đại biểu Hội đồng nhân nhân được bầu ở đơn vị hành chính đó (tức là không có việc chia bình quân và làm tròn số). Ví dụ: tại phường X có tổng số dân 14.000 người thì số đại biểu HĐND phường được bầu vẫn chỉ là 21 đại biểu bởi số dân tăng thêm so với tiêu chuẩn 10.000 dân chỉ có 4.000 người (thấp hơn mức 5.000 dân để được tăng thêm 01 đại biểu theo quy định của Luật).

NGUYỄN NGUYỄN