Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh An Giang

Cổng Thông tin điện tử

VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

tỉnh An Giang

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị cử tri về trách nhiệm xảy ra vi phạm kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học quốc gia năm 2018

Ngày đăng 09/09/2019

Xem với cở chữ : A- A A+
Ngày 22/8/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản số 3785/BGDĐT-QLCL về trả lời kiến nghị của cử tri An Giang gửi tới Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.

Kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV như sau:

Cử tri băn khoăn v tiến độ, phương thức xử và trách nhiệm người đứng đầu ngành Giáo dục, lãnh đạo của các địa phương nơi xảy ra vi phạm và trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách là “tư lệnh ” của ngành Giáo dục đối với những vụ việc gian lận đim thi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học ph thông quốc gia năm 2018, Vụ việc giải quyết còn chậm, đề nghị chỉ đạo tiếp tục làm rõ, cương quyết, nghiêm minh, không có "vùng cm ”, trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục, công khai danh tính và xử những phụ huynh, học sinh tham gia vào việc gian lận thi c, kịp thời công khai kết quả xử lý cho cử tri cả nước biết, đặc biệt là trước khi thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi) và K thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2019.

 Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Để xảy ra những sai phạm, gian lận tại Kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2018 tại một số địa phương là trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và các địa phương. Theo đó, Bộ GDĐT chịu trách nhiệm về quy trình và kỹ thuật, bao gồm:

- Phần mềm chấm thi trắc nghiệm cơ bản đáp ứng yêu cầu chấm thi nhưng vẫn còn có những kẽ hở trong bảo mật có thể dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi, nhất là khi người dùng thực hiện gian lận có tổ chức và có chủ đích từ trước;

- Công tác quán triệt quy chế thi và các hướng dẫn nhiệm vụ chưa được chi tiết ở một số địa phương, nhất là khâu chấm thi;

- Công tác thanh kiểm tra chưa được sâu sát trong các khâu, đặc biệt là khâu chấm thi tại một số địa phương.

Vừa qua, Bộ GDĐT đã tổ chức họp kiểm điểm sai phạm đối với các tập thể, cá nhân tham gia Kỳ thi năm 2018 nhằm nhìn nhận thẳng thắn vấn đề, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và đề ra giải pháp khắc phục để triển khai tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và những năm tiếp theo.

Các địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các sai phạm xảy ra, cụ thể là:

- Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh của các địa phương để xảy ra sai phạm chưa thực hiện đầy đủ vai trò chi đạo, tổ chức thi ở địa phương mình;

- Công tác lựa chọn cán bộ tham gia tổ chức thi, nhất là ở các khâu trọng yếu, như coi thi, chấm thi còn chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất và năng lực; việc quán triệt quy chế và tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi chưa đạt hiệu quả theo yêu cầu tổ chức thi;

- Một số cán bộ tham gia tổ chức thi, nhất là khâu chấm thi chưa thực hiện đúng chức trách của mình; cá biệt, một số cán bộ thoái hóa phẩm chất, có ý định gian lận từ trước đã cấu kết với nhau để cắt xén hoặc vô hiệu hóa quy trình vốn đã được quy định rất cụ thể, chi tiết để thực hiện hành vi gian lận nâng điểm thi cho thí sinh.

Các địa phương đã tổ chức kiểm điểm và xử lý nghiêm các cá nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, Bộ Công an vẫn đang tiếp tục điều tra, xác minh để xử lý các tiêu cực gian lận xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Bộ GDĐT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Tuyệt đối không dung túng cho sai phạm, đảm bảo đúng các quy định của quy chế và pháp luật.

Việc công bố các thông tin liên quan đến quá trình điều tra như danh tính của thí sinh và các đối tượng có liên quan chỉ được công khai đầy đủ sau khi kết thúc quá trình điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra. Bộ Công an và Bộ GDĐT đã thống nhất sau khi có kết luận chính thức cuối cùng của Cơ quan An ninh Điều tra, căn cứ tình hình cụ thể, sẽ trao đổi để xử lý trên tinh thần đúng pháp luật, nghiêm minh, khách quan và không gây các tác động tiêu cực làm ảnh hưởng không tốt tới đời sống xã hội.

Với quan điểm phải xử lý nghiêm minh, công bằng, chính xác, công khai, minh bạch, không bao che và không chấp nhận những người có gian lận trong thi cử được tiếp tục đứng trong hàng ngũ của ngành, Bộ GDĐT đề nghị các địa phương cùng với việc xem xét, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức và phụ huynh có hành vi gian lận điểm thi cho con em, cần cương quyết đưa ra khỏi ngành Giáo dục địa phương những cán bộ giáo viên có sai phạm./.

Nguyễn Linh