Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh An Giang

Cổng Thông tin điện tử

VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

tỉnh An Giang

Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời kiến nghị cử tri về phim ảnh có nội dung bạo lực

Ngày đăng 01/04/2019

Xem với cở chữ : A- A A+
Ngày 15/3/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản số 705/BTTTT-VP về trả lời kiến nghị của cử tri An Giang gửi tới Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Cử tri đã gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV như sau:

Hiện nay, nhiều kênh truyền hình công chiếu những bộ phim co nội dung bạo lực, trái với luân thường đạo lý của dân tộc gây phản cảm không có tính giáo dục. Đ nghị tăng cường công tác kiểm duyệt, thanh kim tra phát hiện va x lý hành vi lợi ích nhóm.

Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời như sau:

Những năm qua, hệ thống phát thanh, truyền hình trong toàn quốc có sự phát triển nhanh cả về số lượng, nội dung, chất lượng chương trình. Hiện nay, cả nước có 67 Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương và địa phương; với 278 kênh phát thanh, truyền hình trong nước (87 kênh phát thanh, 191 kênh truyền hình; 69 kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập để cung cấp trên dịch vụ truyền hình trả tiền.

Có thể thấy rằng việc chiếu phim trên truyền hình là nhằm mục đích phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả xem truyền hình. Thời gian qua, số lượng phim có chất lượng cả về nội dung, hình ảnh, âm thanh... phát sóng trên truyền hình đặc biệt là phim Việt Nam ngày càng tăng thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất phim Việt Nam phát triển cũng như tạo doanh thu cho các nhà Đài thông qua quảng cáo trong khung giờ phát sóng phim.

- Bên cạnh những mặt tích cực thì những bộ phim có tính giáo dục cao, có tính định hướng lối sống lành mạnh, chân, thiện, mỹ cho khán giả, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam vẫn còn chưa nhiều. Một số phim có nội dung tẻ nhạt, kém hấp dẫn khán giả; thậm chí có phim có những cảnh phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Tỷ trọng chiếu phim trong nước và phim nước ngoài trên truyền hình còn chênh lệch tương đối lớn. Việc chiếu quá nhiều phim nước ngoài trên truyền hình vô hình chung có khả năng tác động đến nhận thức tư tưởng, lối sống của người dân, đặc biệt là đối với giới trẻ nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa mới du nhập từ nước ngoài, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc.

Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, phát thanh, truyền hình, trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tăng cường triển khai thực hiện một sô giải pháp sau:

1. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật: Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị đinh số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 về quản lý dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền, trong đó có nội dung hướng dẫn nguyên tắc thực hiện biên tập phân loại và cảnh báo nội dung trên dịch vụ phát thanh truyền hình. Đây có thể được coi là cơ sở để thực hiện việc biên tập, loại bỏ những hình ảnh, những nội dung phản cảm, bạo lực....

2. Chỉ đạo, định hướng các Đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh, thành phố nhằm nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình của địa phương; đề nghị người đứng đầu - Tổng Giám đốc/Giám đốc các Đài Phát thanh và Truyền hình nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác kiểm duyệt nội dung, loại bỏ những bộ phim/đoạn phim có nội dung bạo lực, trái luân thường đạo lý của dân tộc, gây phản cảm, không có tính giáo dục.

3. Tăng cường tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ biên tập viên các Đài PTTH địa phương, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị để chọn phim phù hợp.

4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện nhằm kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở các Đài PTTH. Trong quá trình thực hiện cấp phép lại cho các đài phát thanh, truyền hình, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục điều chỉnh, đảm bảo tỷ lệ cân đối về thời lượng phát sóng các chương trình phim truyện và các chương trình khác, góp phần giúp các đài vừa thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích kênh chương trình bảo đảm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền thiết yếu, vừa bảo đảm đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của người xem truyền hình.

5. Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng phim Việt Nam như cơ chế, chính sách về giá để có giá hợp lý đối với phim Việt Nam trên truyền hình, cơ chế kiểm soát tốt phim nhập khẩu vào Việt Nam...

6. Đề nghị các đại biểu Quốc hội, với vai trò, trách nhiệm của mình, phối hợp với cơ quan chủ quản và các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát để các Đài PTTH địa phương hoạt động tốt, đúng định hướng. Đồng thời, cung cấp thêm thông tin những kênh truyền hình đã phát các bộ phim có tính bạo lực trái luân thường đạo lý, gây phản cảm để cơ quan chức năng theo dõi và có biện pháp kịp thời xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật./.

Nguyễn Linh