Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh An Giang

Cổng Thông tin điện tử

VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

tỉnh An Giang

Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang góp ý dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày đăng 11/06/2024

Xem với cở chữ : A- A A+
Sáng 08/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Tham gia thảo luận tại tổ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang có 02 ý kiến phát biểu:

QH-thailuan-s801.jpg

Đại biểu Phan Huỳnh Sơn thống nhất sự cần thiết ban hành dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Tuy nhiên đại biểu cho rằng với tình hình đất nước, trong điều kiện như hiện nay tình hình phạm đối với người chưa thành niên, tỷ lệ chiếm trong các vụ án hình sự không nhiều; thứ hai trong điều kiện đất nước đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là bà con đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn và trẻ em chưa thành niên của đồng bào vùng này cũng rất khó khăn. Khi chúng ta ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên, đại biểu cảm nhận người phạm tội được ưu ái hơn người ở ngoài xã hội, khi cái ăn chưa no, cái mặc chưa được lành lặn, khi phạm tội thì lại được nhà nước lo các điều kiện tương đối so với hộ nghèo, hộ khó khăn cũng chưa bằng. Đại biểu cho rằng nên cân nhắc ban hành Luật này ngay thời điểm này hay chậm lại để ban hành vào thời gian tới phù hợp hơn.

Nếu tiếp tục nghiên cứu dự án Luật này, đại biểu đề nghị rà soát lại khái niệm trong xử lý là xử lý hình xự hay xử lý hành chính, hay biện pháp xử lý hành chính hay bao gồm cả 3, đại biểu boăn khoăn từ vụ án hình sự chuyển qua xử lý hành chính, khi quyết định xử lý chuyển hướng là quyết định lọai hình sự hay là xử lý hành chính hay hành chính. Đại biểu cũng bày tỏ boăn khoăn trong dự Luật này không có tội phạm, có 4 loại hình phạt, 12 biện pháp xử lý chuyển hướng, vậy thi hành án hình sự hay xử lý hành chính, và các trình tự xử lý trong dự Luật, đại biểu cho rằng áp dụng trong điều kiện hiện nay là rất khó.

QH-thailuan-s803.jpg

Đóng góp dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), đại biểu Hoàng Hữu Chiến thống nhất cao sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống mua bán người là yêu cầu cấp thiết, khách quan nhằm hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán người, tạo nhận thức thống nhất và đầy đủ về công tác phòng, chống mua bán người trong thời gian tới nâng cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người.

Đi vào đóng góp cụ thể nội dung dự Luật, đại biểu đề nghị nghiên cứu, xem xét 02 thuật ngữ trong khái niệm mua bán người là việc "tuyển mộ", vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc "tiếp nhận" người nhằm bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác bằng cách sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác…

Ở khoản 3, Điều 10, hình thức tuyên truyền, đại biểu cho rằng ngoài các hình thức được quy định trong dự Luật, hình thức xét xử lưu động cũng là hình thức tuyên truyền. Về quản lý an ninh trật tự tại Điều 9, trong dự luật chỉ mới nói về biên giới, cửa khẩu chưa đề cập đến hàng không, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm đường hàng không trong quản lý an ninh trật tự, đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu thêm quản lý về  mạng xã hội.

Về trao đổi thông tin và quản lý xuất nhập cảnh, đại biều cho rằng trong dự Luật mới chỉ quy định 1 chiều, cần quy định việc trao đổi thông tin 2 chiều. Ngoài ra đại biểu đề nghị nghiên cứu cấu trúc nội dung Chương 3 của dự Luật, bổ sung thêm nội dung quy định hợp tác Quốc tế; đại biểu bày tỏ boăn khoăn ở Điều 25 xử lý vi phạm, tên Chương là xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người (được hiểu như quy trình xử lý), nhưng trong nội dung Điều 25 là nội dung xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm Luật mua, bán người.

QH-thailuan-s802.jpg

Ở khoản 4, Điều 30, nội dung tiếp nhận, xác minh và trao trả người nước ngoài bị mua bán, đại biểu đề nghị bổ sung cửa khẩu đường biển. Điều 32, giấy tờ chứng nhận nạn nhân, trong Luật quy định 5 loại giấy tờ, nhưng lại không quy định rõ có 1 trong 5 loại giấy tờ, hay phải có cả 5 loại, đại biểu cũng nêu các loại giấy tờ phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, nội dung này rất phức tạp, bởi khi bị mua bán nạn nhân gần như không còn bất kỳ loại giấy tờ nào tùy thân. Quá trình các đơn vị xác nhận sẽ gặp khó khăn, mất thời gian. Mục tiêu phải hướng đến là hỗ trợ, bảo trợ cho công dân một cách tốt nhất.

Ở Điều 35 các biện pháp bảo vệ và thẩm quyền áp dụng, đại biểu  đề nghị nêu rõ  phải có các cơ quan chức năng đưa về bàn giao tại địa phương, bởi chỉ hỗ trợ  kinh phí, nạn nhân có thể chưa được an toàn. Địa phương cũng phải có trách nhiệm bảo vệ nạn nhân khi đã về cư trú tại địa phương, đảm bảo an toàn cho nạn nhân. Việc hỗ trợ nạn nhân cần phân loại, chú ý các trường hợp đặc biệt. Điều 50, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát thêm một số nội dung cụ thể…

Song song, đại biểu cũng quan tâm đóng góp số nội dung của dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, liên quan: Mối quan hệ phối hợp của các đơn vị chức năng trong xử lý vi phạm người phạm tội chưa thành niên; trình tự biện pháp xử lý; phạm vi xử lý chuyển hướng;  việc giải quyết mối quan hệ giữa trường giáo dưỡng và các trường hợp đưa vào trường giáo dưỡng; các trường hợo phải đưa vào cơ sở cai nghiện… còn nhiều vấn đề khác, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thấu đáo, đảm bảo về mặt pháp lý, về mặt chính trị, xã hội.

Trong phiên họp buổi chiều, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

Tiếp theo, Quốc hội thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Nguồn: www.angiang.dcs.vn