Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh An Giang

Cổng Thông tin điện tử

VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

tỉnh An Giang

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang thảo luận Tổ về dự án Luật Công chứng (sửa đổi)

Ngày đăng 18/06/2024

Xem với cở chữ : A- A A+
Chiều ngày 17/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

QH-thaoluanto-17-5-24-1.jpg

Tham gia thảo luận tại Tổ do Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương chủ trì, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang có 03 ý kiến phát biểu.

QH-thaoluanto-17-5-24-2.jpg

Đại biểu Trình Lam Sinh ý kiến về vấn đề độ tuổi của công chứng viên: Dự thảo Luật bổ sung quy định về độ tuổi hành nghề của công chứng viên là đến 70 tuổi. Đồng thời, để bảo đảm tính ổn định của hoạt động công chứng, dự thảo Luật quy định chuyển tiếp đối với công chứng viên trên 70 tuổi đang hành nghề công chứng tại thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục hành nghề công chứng trong thời hạn tối đa là 02 năm. Theo đại biểu khó đánh giá được tính minh mẫn của độ tuổi công chứng viên, có người qua 70 tuổi vẫn làm tốt nhưng cũng có người dưới 70 tuổi nhưng không đảm bảo được yêu cầu của công việc, do đó đại biểu có thể chấp nhận được với độ tuổi mà dự thảo Luật đưa ra và cho rằng ít ra cũng có gác chắn để hạn chế những sai sót có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.

Về vấn đề tổ chức hành nghề công chứng không được phép quảng cáo (luật cũ luật mới đều cấm). Theo đại biểu dự thảo Luật lần này vẫn không cho phép tổ chức hành nghề công chứng được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình là phù hợp. Bởi vì, Văn phòng công chứng hoạt động theo mô hình công ty hợp danh nhưng lại cung cấp dịch vụ công, vì thế không cần thiết phải quảng cáo.

Về Công chứng điện tử, theo đại biểu đây là nội dung mới được đưa vào Dự thảo Luật lần này. Việc công chứng điện tử là cần thiết trong thời đại kỷ nguyên số. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ sở dữ liệu công chứng dùng chung cho cả nước, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa tích hợp được hết các cơ sở dữ liệu về đất đai, hộ tịch. Nói chung là cơ sở hạ tầng kỹ thuật số chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, việc thực hiện công chứng các hợp đồng, giao dịch được thực hiện trực tiếp tại các tổ chức hành nghề công chứng nhưng vẫn có hiện tượng giả người, giả chữ ký, giả giấy tờ xảy ra thường xuyên. Cho nên, việc công chứng điện tử là cần thiết và phù hợp với xu thế, tuy nhiên cần có lộ trình phù hợp.

Đại biểu cũng đề xuất Nhà nước nên tiếp tục duy trì phòng công chứng (có thể là 01 hoặc 02 phòng như ở tỉnh An Giang đang thực hiện) để làm đầu tàu đối với lĩnh vực này và để giải quyết 01 số vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực này. Đồng thời cho phát triển văn phòng công chứng theo địa giới hành cấp huyện tối thiểu 01 văn phòng công chức/huyện và nên phân cấp cho tỉnh quyết định chứ không nhất thiết do Bộ Tư pháp quyết định.

Cũng theo đại biểu, không thống nhất các văn phòng công chứng chỉ chứng thực chữ ký đối với bản dịch tiếng nước ngoài do không đủ năng lực hiểu hết nội dung bản dịch. Nếu chỉ chứng thực chữ ký thì ai chịu trách nhiệm pháp lý, không thể là người được hợp đồng dịch thuật. Đại biểu đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu vấn đề này.

Đại biểu thống nhất với dự thảo luật, không đồng ý cho giữ lại tên cũ khi chuyển nhượng văn phòng công chứng, bởi gắn liền với quy định định danh của người mở văn phòng công chứng. Nếu người này chuyển nhượng và tiếp tục mở văn phòng công chức mới vẫn lấy lại tên cũ của mình sẽ trùng lắp, gây nhiều hậu quả pháp lý về sau.

Đại biểu Phan Huỳnh Sơn, thảo liên quan về việc bổ nhiệm công chứng viên và cơ sở đào tạo công chứng viên. Về độ tuổi bổ nhiệm công chứng viên, đại biểu bày tỏ sự boăn khoăn về tính hợp lý khi tuổi thọ người Việt Nam ngày càng cao, và cho rằng những người trên 70 tuổi còn minh mẫn, có sức khỏe hoàn toàn thực hiện tốt nhiệm vụ công chứng viên, ngoài ra đại biểu còn nêu đến yếu tố để làm công chứng viên phải trải qua khoảng thời hạn đào tạo, mất thời gian, khoảng thời gian còn lại sẽ không thực hiện công việc này được bao lâu, đại biểu đề nghị nghiên cứu xem xét không giới hạn độ tuổi của công chứng viên, chỉ quy định trong hồ sơ đảm bảo về sức khỏe.

QH-thaoluanto-17-5-24-3.jpg

Về thời hạn đào tạo nghề, đối với đối tượng có từ 5 năm trở lên là thẩm phán, kiểm sát viên…hiện nay quy định 6 tháng, đại biểu cho rằng như thế là dài quá, có thể quy định 3 tháng để chuyển đổi nghề. Về thời gian tập sự đối với người có đủ 5 năm làm thẩm phán, kiểm sát viên, thay vì thời gian 12 tháng, đại biểu đề nghị miễn. Liên quan đến trưởng văn phòng công chứng, đối với đối tượng đã qua các lớp, đăng ký đủ điều kiện thành lập văn phòng công chứng, qua 2 năm nữa là không cần thiết. Về cơ sở đào tạo, trong Luật chỉ quy định Học viện Tư pháp của Bộ Tư pháp là nơi duy nhất đào tạo công chứng viên, đại biểu cho rằng vậy là lãng phí nguồn lực rất lớn và cả bất tiện cho người tham gia đào tạo, đại biểu cho rằng hệ thống đào tạo Đại học Luật được Bộ Tư pháp có thỏa thuận đồng ý, đại biểu cho rằng các cơ sở này đủ điều kiện đào tạo công chứng viên, chỉ cần thống nhất về chương trình giảng dạy.

Đại biểu Hoàng Hữu Chiến tham gia đóng góp chi tiết nội dung từng điều khoản về: Khái niệm công chứng viên; cần bổ sung các quy định nghiêm cấm các tổ chức song song với các quy định nghiêm cấm với cá nhân công chứng viên; đề nghị bổ sung quy định các loại giấy tờ của cá nhân và tổ chức pháp luật quy định buộc phải công chứng; rà soát Luật Quảng cáo thống nhất nội dung liên quan đến tổ chức, công chứng viên quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời nghiên cứu bổ sung thêm 01 khoản về các hành vi khác bị cấm theo quy định của pháp luật; đào tạo nghề công chứng; tập sự hành nghề công chứng; thời gian tạm đình chỉ hành nghề công chứng cần rà soát với Luật Tố tụng hình sự; việc quy định công chứng viên chỉ tổ chức hành nghề công chứng; trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nguồn: www.angiang.dcs.vn