Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh An Giang

Cổng Thông tin điện tử

VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

tỉnh An Giang

Bộ Tư pháp trả lời kiến nghị cử tri Về tham mưu hoàn thiện các quy định về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

Ngày đăng 19/08/2020

Xem với cở chữ : A- A A+
Cử tri kiến nghị: Đề nghị Bộ Tư pháp tham mưu hoàn thiện các quy định về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; tiếp tục nghiên cứu đổi mới phương pháp tập huấn về công tác về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật sát đối tượng.

Bộ Tư pháp trả lời như sau:

Hiện nay, công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL được điều chỉnh bởi Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành. Với thể chế hiện hành, công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm tính công khai, minh bạch, đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay, Luật sửa đổi Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, trong đó có một số nội dung sửa đổi liên quan đến công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL. Ngoài ra, trong quá trình triển khai công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL cho thấy, một số quy định của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP chưa hợp lý và phù hợp với thực tế, cần tiếp tục phải hoàn thiện. Theo đó, trong thời gian tới khi sửa Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, các quy định về ra soát, hệ thống hóa văn bản QPPL sẽ tiếp tục được hoàn thiện, bảo đảm phù hợp với Luật sửa đổi Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 cũng như phù hợp với thực tế triển khai thực hiện.

Về việc tập huấn công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, thời gian qua, Bộ Tư pháp rất quan tâm đến công tác tập huấn, chất lượng công tác tập huấn đối với các nghiệp vụ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của mình, trong đó có công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL. Thông qua công tác tập huấn, chất lượng và hiệu quả thực hiện của các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ được nâng cao hơn. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác này, đồng thời sẽ tiếp tục nghiên cứu đổi mới phương pháp tập huấn để thu hút được sự tham gia của các đối tượng. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cũng mong muốn nhận được sự tham gia nhiệt tình, đóng góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị để công tác tập huấn nói chung và trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL nói riêng được hiệu quả hơn./.

Kim Yến