Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh An Giang

Cổng Thông tin điện tử

VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

tỉnh An Giang

Sở Y tế trả lời chất vấn (qua văn bản) tại kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày đăng 21/08/2021

Xem với cở chữ : A- A A+
Thực hiện Công văn số 97/HĐND-TT ngày 16/08/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc nội dung chất vấn và trả lời chất vấn (qua văn bản) tại kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh.

Sở Y tế trả lời các nội dung có liên quan như sau:

1. Cho biết đến nay nay trên địa bàn tỉnh có bao nhiêu ca dương tính với dịch COVID-19, các trường họp F1, số trường họp các ly tập trung, số trường hợp cách ly tại nhà, số trường hợp đã qua thời gian cách ly. Có bao nhiêu điểm để bố trí cách ly tập trung, số chốt chặn thực hiện kiểm tra y tế phòng chống dịch COVID-19… Thuận lợi, khó khăn trong tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất, phương hướng trong thời gian tới.

- Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, trong đó có tỉnh An Giang. Số liệu về trường hợp mắc COVID-19 cũng như số liệu về cách ly tập trung, cách ly tại nhà thay đổi hàng ngày. Số liệu này được Sở Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh) tổng hợp báo cáo cho Ban Chỉ đạo 02 lần/ngày (lúc 06 giờ và 16 giờ), đồng thời cung cấp cho Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang, Báo An Giang và Cổng thông tin điện tử An Giang để thông tin nhanh cho toàn thể nhân dân trong tỉnh biết, tránh hoang mang và thông tin không chính thống. Thống kê đến 06 giờ 00 ngày 17/08/2021 như sau:

+ Số trường hợp mắc COVID-19 là 946 trường hợp, trong đó: số đang điều trị 670 trường hợp, số đã khỏi bệnh: 268 trường hợp.

+ Về cách ly tập trung: toàn tỉnh có 60 địa điểm tổ chức cách ly tập trung, đang quản lý 2.926 trường hợp, số đã hoàn thành cách ly tập trung 17.744 trường hợp.

+ Về cách ly tại nhà: hiện còn quản lý 3.517 trường hợp, số đã hoàn thành cách ly tại nhà 33.907 trường hợp.

+ Số chốt chặn thực hiện kiểm tra y tế phòng chống dịch COVID-19: ngành y tế không tổ chức chốt chặn riêng mà phân công cán bộ y tế tham gia, phối với các địa phương thực hiện nhiệm vụ.

- Thuận lợi, khó khăn:

Được sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị và sự ủng hộ của nhân dân. Công tác phòng, chống dịch của địa phương tương đối thuận lợi, các chủ trương giải pháp phòng chống dịch được triển khai đến tận người dân. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cũng gặp một số khó khăn như: văn bản của Trung ương nhiều, chưa có sự thống nhất; một bộ phận người còn lơ là, chủ quan chưa thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch của ngành chức năng, nhất là ở các vùng quê hiện tượng tụ tập đông người vẫn còn, đi ra đường không cần thiết trong thời gian giãn cách xã hội.

- Phương hướng thời gian tới:

+ Tận dụng thời gian còn lại giãn cách xã hội, thực hiện quyết liệt, nhanh chống công tác xát nghiệm sàng lọc bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, sớm đưa tỉnh trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới.

+ Tăng cường năng lực điều trị theo 3 tầng: tầng 1 điều trị F0 không triệu chứng, tầng 2 điều trị F0 có triệu chứng nhẹ và trung bình, tầng 3 điều trị F0 năng, để tập trung nguồn lực điều trị có hiệu quả, giảm thiểu tỷ lệ tử vong.

+ Quản lý chặt chẻ các khu cách ly tập trung, tránh lây nhiễm chéo và cho nhân viên y tế, người phục vụ, tuyên truyền nâng cao ý thức cho người được cách ly tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch trong thời gian cách ly; thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nội quy trong khu cách ly.

+ Tăng cường công tác tiêm chủng, tăng tỷ lệ bảo phủ người từ 18 tuổi được tiêm chủng để tạo miễn dịch cộng đồng.

+ Tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 trong các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh; Kiểm soát chặt chẽ người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đặc biệt là các tài xế vận chuyển hàng hóa đường dài.

- Kiến nghị:

+ Địa phương quán triệt thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến hết ngày 25/08/2021 theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Tiếp tục tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, đảm bảo  nguyên tắc giãn cách người với người, gia đình với gia đình, “ai ở đâu, ở yên đó” trong thời gian còn lại thực hiện Chỉ thị 16.

2. Cho biết đến nay tỉnh đã tiếp nhận, phân bổ bao nhiêu liều vắc xin phòng dịch COVID-19 và đã triển khai tiêm cho số lượng bao nhiêu đối tượng. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện và kiến nghị, đề xuất, phương hướng trong thời gian tới.

Vắc xin phòng COVID-19 do Bộ Y tế phân bổ cho địa phương theo từng đợt. Đến nay, được phân bổ 04 đợt, tổng cố liều vắc xin tiếp nhận là. Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt triển khai tiêm cho đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP, cụ thể như sau:

+ Đợt 1: tiếp nhận 19.400 liều, đã tổ chức tiêm cho 20.848 người tiêm mũi 1.

+ Đợt 2: tiếp nhận 27.250 liều, đã tổ chức tiêm 30.994 liều, trong đó: 30.939 người tiêm mũi 1, 55 người tiêm mũi 2.

+ Đợt 3: tiếp nhận 42.090, đã tổ chức tiêm 44.135 liều, trong đó: 25.296 nguời tiêm mũi 1, 18.839 người tiêm mũi 2.

+ Đợt 4: tiếp nhận 37.260 liều, đã tổ chức tiêm được 27.702 người tiêm mũi 1.

+ Đợt 5: tiếp nhận 55.740 liều. Tính đến ngày 16/8/2021 đã tổ chức tiêm được 8.940, trong đó: 6.675 nguời tiêm mũi 1, 2.265 người tiêm mũi 2.

- Khó khăn, vướng mắc:

+ Số lượng vắc xin do Bộ Y tế phân bổ theo từng đợt, số lượng ít so với nhu cầu nên phải mất thời gian để tính toán, xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh để chọn đối tượng tiêm cho mỗi đợt tiêm.

+ Không biết trước tiến độ cấp vắc xin từ TW (thời gian cụ thể, số lượng từng loại vắc xin) nên khó trong việc chủ động xây dựng kế hoạch tiêm chủng chi tiết cho thời gian tới.

+ Bơm kim tiêm và hộp an toàn thường được cấp sau vắc xin và số lượng cũng không tương ứng với số vắc xin.

+ Việc lập danh sách các đối tượng ưu tiên của các đơn vị chưa đúng theo Nghị quyết 21/NQ-CP. Nhiều doanh nghiệp tự lập danh sách gửi về Sở Y tế, chưa thông qua đơn vị chủ quản gây khó khăn cho việc tổng hợp danh sách đúng đối tượng ưu tiên.

- Phương hướng thời gian tới:

+ Giao địa phương rà soát lập danh sách, báo nhu cầu số lượng vắc xin. Sở Y tế căn cứ đề xuất của địa phương để phân bổ theo lượng vắc xin được nhận.

+ Tập huấn lại quy trình tiêm chủng, xử trí sau tiêm cho các cơ sở y tế kể cả y tế tư nhân để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin, cập nhật vào hồ sơ sức khoẻ điện tử

Trên đây là trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân tỉnh của Sở Y tế./.

Sở Y tế