Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh An Giang

Cổng Thông tin điện tử

VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

tỉnh An Giang

Ban Văn hóa – xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát tại Ủy ban nhân dân huyện Tịnh Biên

Ngày đăng 28/10/2018

Xem với cở chữ : A- A A+
Ban Văn hóa – xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Tịnh Biên, giám sát kết quả thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 01/07/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Responsive image
 

Tịnh Biên là địa bàn thuận lợi về phát triển giao thương kinh tế biên giới, phát triển thương mại, dịch vụ. Có nhiều địa danh, di tích nổi tiếng: Khu du lịch núi Cấm, chùa Vạn Linh, tượng Phật Di lặc, chùa Phật lớn, Tháp xá Lợi Phật, rừng tràm Trà Sư, có nhiều lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian diễn ra hằng năm, thu hút hàng vạn lượt người đến tham quan, thăm viếng, có nhiều sản vật phong phú, cây ăn trái, đặc sản đường thốt nốt, rượu cà na, và nhiều món ngon dân dã đặc sắc…. rất có tiềm năng phát triển du lịch.

Đến nay toàn huyện có 47 cơ sở lưu trú, với 460 phòng, trong đó có 04 khách sạn, 43 nhà trọ; 01 dịch vụ lữ hành kết nối thực hiện các tour phục vụ người dân tham quan du lịch, nghỉ dưỡng trong nước và nước bạn Campuchia. Về lượng khách du lịch và doanh thu: tăng lên hàng năm. Ước tính trong 9 tháng đầu năm, lượng khách đến Tịnh Biên là 3.074.849, doanh thu 316 tỷ 639 triệu đồng.

Tuy nhiên qua giám sát nhận thấy, các dịch vụ đi kèm với ngành du lịch như: dịch vụ ăn, ở, đi lại, khách sạn nhà hàng, vui chơi giải trí… chưa đủ sức hút để giữ chân du khách lưu trú qua đêm. Hạ tầng du lịch tuy có quan tâm nhưng so yêu cầu còn hạn chế. Nguồn nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn thiếu và yếu, văn minh thương mại và ứng xử văn hóa trong kinh doanh du lịch chưa tạo dấu ấn hài lòng du khách.

Tại buổi làm việc, các ý kiến cũng tập trung thảo luận các giải pháp, nhiệm vụ trong thời gian tới như: Đầu tư hạ tầng du lịch tại các khu di tích, điểm du lịch để kết nối hình thành tour, tuyến du lịch, kêu gi đầu tư các thành phần kinh tế nhm khai thác và phát triển hệ thống khách sn, công trình dch vụ du lịch và nâng cấp mrộng các khu vui chơi giải trí hiện ti đã được quy hoạch tại các tuyến, khu, đim du lịch trên đa n huyn; tiếp tc mời gi các nđầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào các loại hình dch vụ phục vụ du lch nhm thu hút khách du lch, trong đó tập trung phát triển du lch tâm linh, tín ngưng, sinh ti, nghỉ dưng. Có các chính sách khuyến khích và ưu đãi, đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đối với các nhà đầu tư về đầu tư tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện.

Đầu tư nâng cp, tôn tạo và bảo vệ tài nguyên du lịch nhằm tạo cơ sđể hoạt đng du lch phát triển bền vng; hỗ trợ phát triển sn phm du lch, tập trung vàocác sản phm đc trưng ca đa phương nhm tạo sức hút đối vi khách du lch. Thường xuyên cung cấp các thông tin thị trường phổ biến kịp thời các chủ chương chính sách của Nhà nước về phát triển dịch vụ du lịch, giới thiệu các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của huyện nhất là đối với các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm phục vụ du lịch và các sản phẩm có khả năng xuất khẩu.

Tổ chúc làm tốt vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp để các điểm, khu du lịch thực sự là điểm đến an tòan, thân thiện, vui tươi; tạo ra các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng và phù hợp từng đối tượng, từng mùa vụ, từng thời điểm. Xây dựng các mối liên kết giữa nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp, cơ sở để sản xuất các sản phẩm đa dạng, phong phú nhưrng vẫn mang nét riêng để phục vụ du khách. Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch, tạo môi trường an ninh trật tự để các doanh nghiệp và các nhà đầu tư an tâm đầu tư.

Huy động  nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch và xây dựng nguồn nhân lực phục vụ du lịch chuyên nghiệp, chất lượng cao để đáp ứng sự hài lòng và thu hút du khách…

Qua buổi làm việc, địa phương cũng kiến nghị đề xuất với Trung ương, tỉnh sớm đầu tư các công trình kết nối các khu chức năng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên; hỗ trợ kết nối các tour, tuyến du lịch trong vùng Tây Nam bộ, nhất là gắn kết với tuyến du lịch đặc khu kinh tế Phú Quốc - Hà Tiên – Tịnh Biên; tuyến du lịch 3 nước VN - CPC- Thái Lan; tuyến du lịch từ các nước Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc và một số nước khác đến KDL núi Cấm để nghỉ dưỡng.

Nâng cao chất lượng các lễ, hội văn hóa truyền thống, nhất là nâng cấp Hội đua bò Bảy Núi lên cấp quốc gia; đầu tư hạ tầng du lịch, trong đó rừng tràm Trà Sư giao thông thuận tiện và cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng qua đêm. Chủ động tổ chức, kết nối các sự kiện, các hoạt động trong và ngoài vùng góp phần thu hút khách du lịch đến địa bàn./.

NGUYỄN NGUYỄN