Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh An Giang

Cổng Thông tin điện tử

VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

tỉnh An Giang

Bộ Y tế trả lời kiến nghị cử tri về chấn chỉnh tồn tại hạn chế trong quản lý, điều hành và thái độ phục vụ của nhân viên y tế

Ngày đăng 18/03/2024

Xem với cở chữ : A- A A+
Nội dung kiến nghị cử tri: Cử tri kiến nghị ngành Y tế nghiên cứu và bổ sung thêm các loại vắc xin cần thiết cho trẻ dưới 06 tuổi.

Ngày 18/01/2024, Bộ Y tế có Văn bản số 297/BYT-VPB1 về việc trả lời kiến nghị cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Nội dung trả lời kiến nghị như sau:

Chương trình tiêm chủng mở rộng do Nhà nước chi trả toàn bộ được triển khai trên toàn quốc từ năm 1985 nhằm cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, số loại vắc xin tăng dần theo thời gian, từ 6 vắc xin thiết yếu năm 1985 tới nay đã có 10 loại bệnh truyền nhiễm phố biến, nguy hiểm được sử dụng vấc xin miễn phí cho trẻ em và phụ nữ có thai được triển khai trong tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc bao gồm vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, bại liệt, sởi, rubella và viêm não Nhật Bản. Ngoài hình thức tiêm chùng sử dụng vắc xin là tiêm chúng bắt buộc (tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch) do ngân sách Nhà nước chi trả, người dân có thể tiếp cận với nhiều loại vẳc xin tiêm chủng dịch vụ do cá nhân, tổ chức tự chi trả. Trong những năm gần đây, sự hồ trợ GAVI và các tổ chức quốc tể có sự thay đổi do Việt Nam nằm ngoài danh sách các nước có thu nhập thấp, một số loại vắc xin viện trợ cần phải đối ứng sau khi tiếp nhận.

Nãm 2023, thực hiện Luật Ngân sách nhà nước, các địa phương chủ động thực hiện các thủ tục mua sắm vắc xin từ ngân sách của địa phương. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức triển khai, các địa phương gặp nhiều khó khăn trong trong việc bố trí, phê duyệt kinh phí, vướng mắc thủ tục đấu thầu, phê duyệt giá cũng như kinh nghiệm triển khai... Để khắc phục tình trạng hết và thiếu hụt vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, ngày 24/6/2023, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 trong đó chỉ đạo bố trí ngân sách trung ương để tiếp tục thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia bảo đảm thống nhất, hiệu quả trong cả nước.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã chủ động, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục mua sắm, đã căn cứ trên giá tối đa 10 loại vắc xin sản xuất trong nước tại Quyết định số 2859/QĐ-BTC ngày 28/12/2023 của Bộ Tài chính để phê duyệt giá cụ thể tại Quyết định số 4733/QĐ-BYT ngày 29/12/2023 của Bộ Y tế, đã hoàn thiện các thủ tục liên quan và phân bổ các vắc xin đặt hàng trong nước đến các tỉnh thành phố theo số lượng tỉnh, thành phố đã đề xuất nhu cầu đến tháng 6/2024 (vắc xin DPT: 1.531.000, vấc xin uốn ván: 1.472.240 liều, vắc xin BCG: 1.550.000 liều, vắc xin BCG: 1.550.000, vắc xin VNNB: 1.400.000 liều, vắc xin VGB: 1.000.000 liều, vắc xin sởi: 1.900.000 liều, vắc xin Sời- Rubella: 1.700.000 liều, vắc xin bOPV: 4.980.000 liều, vắc xin Rota: 549.164 liều, vắc xin Tđ: 1.377.000 liều.); với vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tể đã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan để hoàn thiện công tác đẩu thầu cũng như chuẩn bị tiếp nhận, bàn giao vắc xin 5 trong 1 sớm nhất trong đầu năm 2024. Ngoài ra, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện tiếp nhận, bàn giao khoảng 748 nghìn liều vắc xin 5 trong 1 do các tổ chức trong nước và quốc tế hỗ trợ để phân bổ cho 63 tỉnh/thành phố tổ chức tiêm chủng cho trẻ em trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Như vậy, Bộ Y tế đã và đang chỉ đạo các đơn vị khấn trương triển khai các hoạt động liên quan để phân bổ vắc xin kịp thời cho các tỉnh, thành phố tổ chức tiêm chủng các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Đồng thời Bộ tiếp tục chỉ đạo các địa phương chủ động trong giám sát, phát hiện dịch và đáp ứng và triển khai các biện pháp về tiêm chủng vắc xin cho đối tượng nguy cơ cao tại dịch để khoanh vùng, không để bệnh lây lan.

Nguồn: Văn bản số 297/BYT-VPB1, ngày 18/01/2024 của Bộ Y tế