Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh An Giang

Cổng Thông tin điện tử

VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

tỉnh An Giang

Tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong 6 tháng cuối năm 2019

Ngày đăng 12/07/2019

Xem với cở chữ : A- A A+
- ngân sách 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2019, trình bày tại kỳ họp lần thứ 11 Hội đồng nhân dân tỉnh cho thấy:
Responsive image

Đ/c Phan Thanh Tùng, Trưởng Ban kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh

trình bày báo cáo thẩm tra tại diễn đàn kỳ họp lần thứ 11

 

Ban kinh tế - ngân sách cơ bản thống nhất với đánh giá kết quả thực hiện kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh còn gặp khó khăn về thị trường, giải ngân vốn đầu tư đạt thấp so với kế hoạch, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, điều hành quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực của các cấp các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân trên địa bàn tỉnh nên kinh tế 6 tháng đầu năm của tỉnh có những chuyển biến tích cực. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, tiến độ giải ngân kế hoạch vốn 2019, kim ngạch xuất khẩu và thu ngân sách đạt tỷ lệ cao hơn so cùng kỳ.

Tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2019 đạt 6,35%  tăng 0,43% so cùng kỳ năm trước và đạt mức tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây (trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 3,16%, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 9,50%, khu vực dịch vụ đạt 7,12%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực I tiếp tục giảm và khu vực II, III tăng dần (khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 27,22%%, giảm 1,68%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 15,89%, tăng 0,58%; khu vực dịch vụ chiếm 55,13%, tăng 1,06%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 1,76%).

Tổng diện tích gieo trồng 6 tháng đầu năm là 258.331 ha, đạt 100,3% kế hoạch và tăng 3.606 ha so với cùng kỳ (gồm vụ Mùa và Đông Xuân). Sản lượng lúa tính chung 6 tháng đạt hơn 1,67 triệu tấn, giảm 49,5 ngàn tấn so cùng kỳ. Hoa màu các loại năng suất tương đối ổn định. Đối với cây lâu năm, qua thời gian chuyển đổi giống cây trồng và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đến nay đã mang lại hiệu quả, năng suất và sản lượng hầu hết các loại cây trồng đều tăng. Đến nay, sản phẩm xoài cát Hòa Lộc của tỉnh đã xuất khẩu được sang thị trường Mỹ và đã được cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) cấp mã số phục vụ quản lý và truy xuất nguồn gốc. Đây là tín hiệu vô cùng khả quan, mở ra nhiều triển vọng phát triển cho vùng chuyên canh xoài của tỉnh…

Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban kinh tế - ngân sách nhận thấy vẫn còn một số khó khăn và hạn chế ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019 như:

Responsive image

 

Tuy tỷ lệ tăng trưởng GRDP có tăng nhưng xét về góc độ thu nhập thì thu nhập của người lao động vẫn chưa thực sự tương xứng với mức đầu tư đã bỏ ra.

Trong bối cảnh năng suất lúa và giá thu mua các mặt hàng nông thủy sản đa số đều giảm; giá vật tư, nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng, thị trường tiêu thụ đầu ra khó khăn đã tạo ra áp lực không nhỏ cho người dân trực tiếp sản xuất. Diện tích phát triển cánh đồng mẫu lớn đang chựng lại, hầu hết còn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún chưa thể hiện được hiệu quả và tính bền vững của phát triển kinh tế tập thể.

Việc ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật lớn, nguồn lực chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, công nghệ mới trong nước chưa nhiều, chưa đa dạng, kinh phí để thực hiện các mô hình trình diễn còn hạn hẹp, chưa có các mô hình mẫu đúng nghĩa nên không đủ sức thuyết phục nhân rộng. Tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, mô hình nuôi bò vỗ béo không còn mang lại hiệu quả cao, tình hình dịch tả heo Châu Phi đang diễn biến phức tạp, khó kiểm soát đang có chiều hướng lan rộng.

 

Qua đó, Ban kinh tế - ngân sách đề nghị cần tập trung một số giải pháp sau đây: Đặc biệt quan tâm, khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; chủ động các phương án ứng phó, khắc phục thiên tai như: sạt lở, sụt lún đất bờ sông, kênh rạch; tình trạng mưa bão, hạn hán, xâm ngập mặn kéo dài làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân trong tỉnh.

Quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm đối với các hành vi khai thác khoáng sản trái phép và chưa tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, có biện pháp xử lý cương quyết, kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại cụm công nghiệp, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành xả thải ra môi trường, nhất là các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp; bố trí kinh phí đầu tư các khu xử lý rác thải.

 

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Có giải pháp hiệu quả thu hút dự án đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, giúp doanh nghiệp an tâm khi đến đầu tư tại tỉnh nhà. Tăng cường nguồn lực xây dựng nông thôn mới, đảm bảo thực hiện đạt kết quả theo lộ trình. Rà soát duy trì các xã đã đạt chuẩn không để xảy ra tình trạng không giữ vững tiêu chí, chỉ tiêu.

Kiên quyết xử lý giải thể dứt điểm các HTX hoạt động yếu kém hoặc ngưng hoạt động. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên cơ sở hoàn thiện và nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác, mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị thông qua hợp đồng kinh tế (đặc biệt là mô hình cánh đồng mẫu lớn) để thay thế cho mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp.

Triển khai ngay các chủ trương hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, chuỗi kiên kết giá trị; tăng cường đầu tư cho hoạt động khoa học - công nghệ, đẩy mạnh việc nghiên cứu, chọn, tạo các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao và thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.

Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức phối hợp tốt hoạt động giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện thu ngân sách theo kế hoạch; Kiểm tra, rà soát các nguồn thu trên địa bàn, chủ động phân tích cụ thể từng sắc thuế, dự báo số thu hàng tháng, hàng quý sát với thực tế nhằm giảm áp lực thu vào tháng cuối năm. Giám sát chặt tình hình triển khai thực hiện các dự án, công trình đầu tư xây dựng và tình hình giải ngân thanh toán vốn cho chủ đầu tư, đơn vị thi công.

Tăng cường chỉ đạo trong công tác chi ngân sách, đảm bảo các khoản chi thường xuyên; chi hỗ trợ vốn sự nghiệp thực hiện các chế độ, chính sách được kịp thời và đúng quy định. Quản lý chặt chẽ công tác chi tạm ứng, thực hiện đúng theo quy định Luật Ngân sách. Tăng cường công tác quản lý đối với các Quỹ tài chính trên địa bàn tỉnh, rà soát đánh giá lại toàn bộ hoạt động, bộ máy tổ chức, nhân sự đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô hoạt động, đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng vốn ngân sách. Đẩy mạnh công tác giải ngân cho các dự án trọng điểm.

Tổ chức thực hiện tốt và phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2019. Quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, chống lãng phí. Thực hiện nghiêm các quy định về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công./.

NGUYỄN NGUYỄN