Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh An Giang

Cổng Thông tin điện tử

VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

tỉnh An Giang

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị cử tri về việc tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, nhà giáo, sinh viên, học sinh

Ngày đăng 27/03/2023

Xem với cở chữ : A- A A+
Nội dung kiến nghị cử tri: "Kiến nghị tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, lịch sử, truyền thống dân tộc; nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, nhà giáo, sinh viên, học sinh tại các cơ sở giáo dục nhằm tránh xảy ra các tình huống như treo áp phích in cờ Trung Quốc (xảy ra tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội), vụ việc banner lấy hình ảnh lính Mỹ (xảy ra tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng cơ sở ở Bảo Lộc, Lâm Đồng) để chào mừng 78 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam khiến dư luận bức xúc".

Ngày 21/3/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có Văn bản số 1165/BGDĐT-VP trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến. Nội dung trả lời kiến nghị như sau:

Công tác giáo dục tư tưởng, văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội và Bộ GDĐT quan tâm chỉ đạo nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, nề nếp, kỷ cương.

Thời gian qua, bên cạnh việc chỉ đạo các Sở GDĐT, các cơ sở giáo dục triển khai kế hoạch năm học, đảm bảo chất lượng các hoạt động dạy học, Bộ GDĐT đã tham mưu ban hành và ban hành, tổ chức triển khai các chính sách để đẩy mạnh giáo dục toàn diện cho học sinh, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên, xây dựng môi trường văn hóa học đường, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Cụ thể như sau:

- Trin khai quyết liệt, có hiệu quả Đ án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sng văn hóa cho thanh niên, thiếu niên và nhi đng giai đoạn 2015 - 2020” (Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/5/2015); Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030 ca Thủ tướng Chính phủ” (Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021); Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025" của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018). Tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chng bạo lực học đường (Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017); Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 01/6/2022 của Th tướng Chính phủ v việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường.

- Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá các môn học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân.

- Ban hành văn bản hướng dẫn, chi đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo tập trung triển khai các nội dung như: xây dựng cơ sở vật chất trường học khang trang, đạt chuẩn; xây dựng môi trường giáo dục trong trường học, chỉ đạo xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa; xây dựng, sử dụng khẩu hiệu và tổ chức các hoạt động văn hóa trong trường học; giáo dục giá trị truyền thống, lịch sử dân tộc cho học sinh, sinh viên.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng văn hóa nhà trường; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh, đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; tăng cường thực hiện nền nếp, kỷ cương trường học; xây dựng và thực hiện tiêu chí đánh giá công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong các cơ sở giáo dục.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo; việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; kịp thời nắm bắt các thông tin xử lý tại địa phương và tôn vinh, tuyên dương, khen thưởng, tuyên truyền rộng rãi trong toàn ngành các tấm gương người tốt, việc tốt.

- Hệ thống văn bản trên được triển khai một cách đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp từng thời gian, thời điểm và thực tiễn của địa phương, cơ sở giáo dục, qua đó, công tác giáo dục chính trị, lịch sử, văn hóa dân tộc, đạo đức lối sống cho cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng cho cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên.

Thời gian tới, Bộ GDĐT tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ giải pháp cụ thể như sau:

- Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, lịch sử văn hóa, truyền thng dân tộc, đạo đức, li sng cho cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên thông qua hoạt động trải nghiệm;

- Tiếp tục chỉ đạo rà soát đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy các môn học giáo dục lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các hoạt động giáo dục khác có liên quan;

- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo đổi mới chương trình đào tạo; các trường đại học sư phạm tăng cường đào tạo giáo viên về đạo đức nhà giáo, xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên sư phạm gắn với chuẩn nghề nghiệp giáo viên, trong đó đặc biệt là tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng ứng xử sư phạm;

- Chỉ đạo đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường theo Chỉ thị số 08-CT/TTg ngày 01/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường;

- Triển khai các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, lịch sử văn hóa truyền thống dân tộc và đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.

Nguồn: Văn bản số 1165/BGDĐT-VP, ngày 21/3/2023 của Bộ GDĐT