Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh An Giang

Cổng Thông tin điện tử

VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

tỉnh An Giang

Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang thảo luận dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh

Ngày đăng 01/06/2023

Xem với cở chữ : A- A A+
Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 30/5, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố (TP) Hồ Chí Minh.

Thao-luan-to-chieu-3-5-1.jpg

Tham gia thảo luận tại tổ, đại biểu Trình Lam Sinh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang bày tỏ sự phấn khởi với nội dung Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, nhất là nhóm cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư, đại biểu cho rằng thực hiện Nghị quyết không chỉ là cơ hội phát triển cho TP Hồ Chí Minh mà còn là cơ hội  phát triển cho những tỉnh lân cận nhỏ như An Giang.

Thao-luan-to-chieu-3-5-3.jpg

Tuy nhiên, bên cạnh sự đồng tình, đại biểu bày tỏ sự boăn khoăn xoay quanh nội dung dự thảo Nghị quyết như: Các nhóm cơ chế, chính sách phát triển TP Hồ Chí Minh chưa được xác định cụ thể, còn chung chung tương tự cơ chế, chính sách phát triển đặc thù một số tỉnh khác như:  Khánh Hòa, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Nghệ An,… thiếu định hướng, điều này chưa tương xứng với một đô thị phát triển lớn như TP Hồ Chí Minh. Đại biểu dẫn chứng về nhóm cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia làm việc ở thành phố, không thể giống nội dung các tỉnh khác, bởi thật ra các chuyên gia giỏi tự động sẽ đầu quân về TP Hồ Chí Minh, vì nơi đây có chính sách tài chính, môi trường hoạt động rất tốt.

Đại biểu đề nghị cũng thực hiện các nhóm cơ chế, chính sách của dự thảo Nghị quyết, nhưng cần định hướng rõ, cụ thể, phù hợp để TP Hồ Chí Minh trở thành địa phương phát triển theo mặt mạnh nào đó ví dụ như tài chính, thương mại, dịch vụ.

Định hướng cho TP Hồ Chí Minh thực hiện thật tốt đối tác công tư, chỉ khi huy động sức mạnh dồi dào mới hy vọng TP Hồ Chí Minh phát triển vượt bậc, đột phá, trở thành đầu tàu mũi nhọn của Việt Nam về kinh tế.  Song song đó, nên phân cấp mạnh để TP Hồ Chí Minh có thể tự chủ thực hiện các chủ trương, đề án, dự án.

Bên cạnh đó cần định hướng xây dựng TP Hồ Chí Minh thành địa phương phát triển đi đầu các trường, viện nghiện cứu khoa học các dự án, đề tài.

Đại biểu cũng đề nghị thời gian thực hiện Nghị quyết riêng của TP Hồ Chí Minh nên kéo dài từ 7-10 năm, thay vì 5 năm như trong dự thảo Nghị quyết sẽ khó đảm bảo dòng phát triển với lượng nhóm chính sách rất nhiều.

Thao-luan-to-chieu-3-5-4.jpg

Tham gia phát biểu cùng nội dung, đại biểu Hoàng Hữu Chiến - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thêm để TP. Hồ Chí Minh giải quyết và đảm bảo phát triển vùng, liên vùng đồng bộ.

Đề nghị nghiên cứu, linh hoạt hơn, phân quyền cho TP Hồ Chí Minh trong việc đặt ra những quy định, định mức trong lĩnh vực thu hút đầu tư, nếu theo như những quy định, định mức cụ thể trong dự thảo Nghị quyết, sẽ gặp vướng mắc khi triển khai.

Về điều khoản quy định tổ chức bộ máy của TP Hồ Chí Minh cần điều chỉnh phù hợp, đồng bộ, bởi trong dự thảo mở, cho phép TP Hồ Chí Minh quyết định về bộ máy, con người, nhưng cũng trong dự thảo Nghị quyết lại có nội dung theo quy định theo pháp luật, như thế sẽ gặp khó.

Đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu thêm về thời hạn thực hiện Nghị quyết; cân nhắc việc có thực hiện điều ước quốc tế trong triển khai các nhóm cơ chế, chính sách hay không, tránh việc không thống nhất, chồng chéo.

Thao-luan-to-chieu-3-5-2.jpg

Đại biểu Đôn Tuấn Phong - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tán thành, ủng hộ việc ra Nghị quyết mới thay Nghị quyết 54 để phát triển kinh tế TP Hồ Chí Minh vượt bậc hơn nữa, là đầu tàu khu vực phía Nam, kéo cả đầu tàu phát triển, để thay đổi những cơ chế, chính sách cũ, áp dụng nhưng không phù hợp. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, rà soát các nhóm cơ chế, chính sách phải đảm bảo tương thích với các Luật đan xem xét, phát huy tác dụng giúp cho TP Hồ Chí Minh phát triển, nhất là những quy định về đất đai, nhà ở, bất động sản.

Đại biểu cũng thống nhất với phát biểu của đại biểu Hoàng Hữu Chiến trước đó, cần cân nhắc xem xét các điều ước cam kết quốc tế trong quá trình soạn thảo nội dung các nhóm cơ chế, chính sách.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị cân nhắc một số thẩm quyền của Quốc hội đưa vào Nghị quyết có cần thiết không. Đại biểu cũng bày tỏ quan tâm chính sách tiền lương vượt trội của TP Hồ Chí Minh như nêu trong dự thảo Nghị quyết và cho rằng nếu áp dụng được cho cả nước thì rất phấn khởi. Đại biểu cũng quan tâm việc thành lập Sở an toàn thực phẩm, và cho rằng vấn đề an toàn thực phẩm rất quan trọng, không chỉ ở TP Hồ Chí Minh tuy nhiên cũng cần xem xét, cân nhắc.

Thứ tư, ngày 31/5, Quốc hội làm việc cả ngày (Truyền hình, phát thanh trực tiếp): Thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023. Thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Nguồn: www.angiang.dcs.vn