Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh An Giang

Cổng Thông tin điện tử

VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

tỉnh An Giang

Giám sát kết quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Ngày đăng 03/08/2020

Xem với cở chữ : A- A A+
Đến nay, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã hoàn thành giám sát theo kế hoạch của Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng Quốc hội về giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, giai đoạn 2015 - 2020.

Kết quả, từ Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thể chế hóa thực hiện bằng các kế hoạch và quyết định nhằm chuẩn bị các điều kiện và triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới tốt nhất tại địa phương, đồng thời tiếp tục tập trung thực hiện các nội dung của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các văn bản Quốc hội, Chính phủ và Bộ giáo dục và Đào tạo về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội về Chương trình giáo dục phổ thông.

 

Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Rà soát lại Đề án vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong ngành giáo dục đào tạo, xác định số lượng viên chức của các vị trí thừa thiếu để điều động, thuyên chuyển viên chức đảm bảo điều hòa số lượng giữa đơn vị thừa và đơn vị còn thiếu. Xây dựng Đề án tổng thể về tiếp tục đổi mới, sắp xếp hệ thống tổ chức bộ máy nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị trực thuộc huyện, thị thành phố. Tỉnh cũng đã rà soát, đánh giá lại điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin thiết bị dạy học hiện có; xây dựng kế hoạch, lộ trình sửa chữa, nâng cấp bổ sung điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học...

 

Nhìn chung, hiệu quả mang lại của các Nghị quyết Quốc hội đối với giáo dục phổ thông đó là: cơ sở vật chất, thiết bị ngày càng được đầu tư, xây dựng, cải tạo, sửa chữa trang bị ngày càng khang trang, đáp ứng tốt cho nhu cầu dạy và học...; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và chuyên môn từng bước đáp ứng tốt cho giai đoạn cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Sắp xếp lại mạng lưới trường lớp phù hợp với đặc điểm của từng địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường, đến lớp; các cơ sở giáo dục tự chủ hơn trong việc lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với đối tượng người học.

 

Tuy nhiên qua giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng nhận thấy, công tác đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay. Nhiều phòng học đã xuống cấp, thiếu nhà vệ sinh đạt chuẩn,... Nguyên nhân là nhiều đơn vị trường học chưa chủ động trong việc tự chủ xây dựng kế hoạch hoạt động, đổi mới tư duy trong điều hành và theo dõi tổ chức thực hiện, nhất là thực hiện tự chủ về tài chính, chuyên môn. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, chưa có khả năng triển khai hết các dự án chuẩn bị đầu tư; cơ chế chính sách, quy trình thực hiện trong thủ tục đầu tư còn bất cập chậm đổi mới, không phù hợp với tình hình thực tế gây ảnh hưởng tiến độ thi công và giải ngân vốn chậm.

 

Qua giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã kiến nghị đối với Quốc hội quan tâm quản lý chặt chẽ giá sách giáo khoa để không ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống người dân và việc đi học của các em học sinh. Đối với Chính phủ quan tâm cải cách chế độ tiền lương nên ưu tiên xứng đáng cho đội ngũ nhả giáo để họ yên tâm công tác tạo động lực cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục.

Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có hướng dẫn cụ thể để địa phương chủ động hơn trong việc cơ cấu, phân bổ các nguồn vốn lựa chọn các mục tiêu ưu tiên đầu tư nhằm đảm bảo được các yêu cầu cơ bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ đúng lộ trình thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phố thông theo các yêu cấu của Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội.

Giao nhiệm vụ, hướng dẫn việc tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiện có nhằm đảm bảo giảng dạy hiệu quả các môn học theo chương trình sách giáo khoa mới, nhất là các môn ghép, các môn học mới.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về kinh phí bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới để các địa phương dễ dàng triển khai thực hiện./.

NGUYỄN NGUYỄN